Năm sinh: 1 tháng 3 năm 1906
Năm mất: 29 tháng 4 năm 2000
Chức vụ: Thủ tướng đầu tiên của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Phạm Văn Đồng (1 tháng 3 năm 1906 – 29 tháng 4 năm 2000) là Thủ tướng đầu tiên của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ năm 1976 (từ năm 1981 gọi là Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng) cho đến khi nghỉ hưu năm 1987. Trước đó ông từng giữ chức vụ Thủ tướng Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa từ năm 1955 đến năm 1976...
Năm sinh: 11 tháng 6 năm 1912
Năm mất: 10 tháng 3 năm 1988
Chức vụ: Ông là thủ tướng (Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng) thứ hai của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ năm 1987 đến năm 1988
Phạm Hùng (11 tháng 6 năm 1912 - 10 tháng 3 năm 1988), tên khai sinh là Phạm Văn Thiện, còn được gọi với bí danh là Hai Hùng, là một chính khách Việt Nam. Ông là thủ tướng (Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng) thứ hai của nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam từ năm 1987 đến năm 1988. Ông từng bị chính quyền thực dân Pháp tuyên 2 án tử hình và là một trong những lãnh đạo chủ chốt của những người Cộng sản tại miền Nam suốt thời kỳ chống Mỹ...
Năm sinh: 1921
Năm mất: 1998
Chức vụ: chính trị gia, nhà ngoại giao Việt Nam.
Nguyễn Cơ Thạch (1921 - 1998) là một chính trị gia, nhà ngoại giao Việt Nam. Ông nguyên là Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Phó Thủ tướng Chính phủ), nguyên Bộ trưởng Bộ Ngoại giao của Việt Nam...
Năm sinh: 10 tháng 8, 1936
Năm mất: -
Chức vụ: Là một chính trị gia Việt Nam.
Phạm Thế Duyệt (10 tháng 8, 1936) là một chính trị gia Việt Nam. Ông từng là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương các khóa V đến VIII, Bí thư Trung ương Đảng khóa VI, Ủy viên Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam các khóa VII và VIII, từng là Bí thư Thành ủy Hà Nội, Tổng Thư ký Tổng Công đoàn Việt Nam (nay là Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam) khóa V, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam khóa V, đại biểu Quốc hội từ khóa đến khóa XI...
Năm sinh: 1944
Năm mất: -
Chức vụ: là chính khách Việt Nam
Phạm Gia Khiêm (sinh năm 1944) là chính khách Việt Nam. Ông nguyên là Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XII...
Năm sinh: ngày 2 tháng 9 năm 1949
Năm mất: -
Chức vụ: là một chính khách Việt Nam
Phạm Quang Nghị (sinh ngày 2 tháng 9 năm 1949) là một chính khách Việt Nam. Ông từng là đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIII nhiệm kì 2011-2016 thuộc đoàn đại biểu Hà Nội, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội khóa XIII.[1] Ông nguyên là Ủy viên Bộ Chính trị khóa X, XI, Bí thư Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Hà Nội khóa XIV, XV, Phụ trách Chỉ đạo Thành ủy TP Hà Nội khóa XVI, Ủy viên Trung ương Đảng khóa VIII, IX, X, XI. Trước đó, ông từng giữ các cương vị khác như Bí thư Ban Cán sự Đảng Bộ Văn hóa - Thông tin, Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin, Bí thư Tỉnh ủy Hà Nam, Phó Trưởng ban thường trực Ban Văn hóa Tư tưởng Trung ương, Bí thư Đảng ủy Khối các cơ quan Trung ương, Bí thư Đảng ủy Bộ Tư lệnh Thủ đô Hà Nội...
Năm sinh: năm 1957
Năm mất: -
Chức vụ: là một nhà ngoại giao cấp cao của Việt Nam
Phạm Quang Vinh (sinh năm 1957) là một nhà ngoại giao cấp cao của Việt Nam, nguyên thứ trưởng Bộ Ngoại giao, phụ trách quan hệ của Việt Nam với các quốc gia Nam Á, Đông Nam Á và Nam Thái Bình Dương từ năm 2011 - 2014, nguyên Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tại Hoa Kỳ từ 2014 - 2018...
Năm sinh: ngày 10 tháng 12 năm 1958)
Năm mất: ---
Chức vụ: Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Phạm Minh Chính (sinh ngày 10 tháng 12 năm 1958) là một chính trị gia người Việt Nam. Ông hiện là Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam...
Năm sinh: 26 tháng 3 năm 1959
Năm mất: -
Chức vụ: là một nhà ngoại giao và chính trị gia người Việt Nam
Phạm Bình Minh (sinh ngày 26 tháng 3 năm 1959) là một nhà ngoại giao và chính trị gia người Việt Nam. Ông hiện là Ủy viên Bộ Chính trị khóa XII, Phó Thủ tướng Chính phủ kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Việt Nam, đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIV nhiệm kì 2016 – 2021, thuộc đoàn đại biểu quốc hội tỉnh Thái Nguyên.[2] Ông đã trúng cử đại biểu Quốc hội năm 2016 ở đơn vị bầu cử số 3, tỉnh Thái Nguyên gồm có thành phố Sông Công, thị xã Phổ Yên và huyện Phú Bình.[3] Ông từng là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam các khóa X, XI,[4] đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XIII nhiệm kì 2011 – 2016, thuộc đoàn đại biểu quốc hội tỉnh Quảng Ninh.[5] Ông là con trai của cố Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Cơ Thạch (tức Phạm Văn Cương)...
Năm sinh: 476
Năm mất: 545
Chức vụ: là võ tướng, công thần khai quốc nhà Tiền Lý trong lịch sử Việt Nam
Phạm Tu (chữ Hán: 范脩, 476-545) là võ tướng, công thần khai quốc nhà Tiền Lý trong lịch sử Việt Nam. Ông là người có công giúp Lý Nam Đế đánh đuổi quân xâm lược nhà Lương, thành lập nước Vạn Xuân độc lập...
Năm sinh: 1255
Năm mất: 1320
Chức vụ: là danh tướng nhà Trần trong lịch sử Việt Nam
Phạm Ngũ Lão (chữ Hán: 范五老; 1255 – 1320) là danh tướng nhà Trần trong lịch sử Việt Nam. Ông là người góp công rất lớn trong cả hai cuộc kháng chiến chống Mông-Nguyên lần thứ hai năm 1285 và lần thứ ba năm 1288. Đương thời, danh tiếng của ông chỉ xếp sau Hưng Đạo Vương Trần Quốc Tuấn – người được xem như vị tướng vĩ đại nhất trong lịch sử quân sự phong kiến Việt Nam...
Năm sinh: 1907
Năm mất: 1967
Chức vụ: là một trong những vị tướng đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà
Trần Tử Bình (1907-1967) là một trong những vị tướng đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Ông là người lãnh đạo phong trào công nhân cao su Phú Riềng 1930, một trong những cốt cán của Ủy ban Khởi nghĩa Hà Nội tại cuộc khởi nghĩa tháng 8 năm 1945. Sau Cách mạng tháng Tám ông đã được bổ nhiệm vào nhiều chức vụ của quân đội và Nhà nước như Phó giám đốc chính ủy Trường Võ bị Trần Quốc Tuấn (1946), Phó Bí thư Quân Ủy Trung ương (1947), Chính ủy trường Lục quân tại Trung Quốc (1950-1956), Tổng Thanh tra Quân đội kiêm Phó Tổng thanh tra Chính phủ (1956-1958), Đại sứ đặc mệnh toàn quyền của Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (1959-1967). Huân chương Sao Vàng (2008)...
Năm sinh: 1910
Năm mất: 1975
Chức vụ: Trung tướng Công an nhân dân Việt Nam; nguyên Thứ trưởng Bộ Công an, Tư lệnh kiêm Chính ủy Lực lượng Công an nhân dân vũ trang.
Phạm Kiệt, tên thật là Phạm Quang Khanh (1910-1975[1]), quê ở xã Tịnh Minh, huyện Sơn Tịnh, tỉnh Quảng Ngãi; là nhà cách mạng Việt Nam, có đóng góp quan trọng đặc biệt trong Chiến thắng Điện Biên Phủ của Việt Nam, Đại biểu Quốc hội Việt Nam các khóa III, IV; Trung tướng Công an nhân dân Việt Nam; nguyên Thứ trưởng Bộ Công an, Tư lệnh kiêm Chính ủy Lực lượng Công an nhân dân vũ trang...
Năm sinh: 1913
Năm mất: 1997
Chức vụ: là một Thiếu tướng Quân đội nhân dân Việt Nam, giáo sư, kỹ sư quân sự, nhà bác học
Trần Đại Nghĩa (1913 – 1997) là một Thiếu tướng Quân đội nhân dân Việt Nam, giáo sư, kỹ sư quân sự, nhà bác học, người đặt nền móng xây dựng ngành khoa học kỹ thuật quân sự và công nghiệp quốc phòng Việt Nam...
Năm sinh: ngày 12 tháng 9 năm 1927
Năm mất: ngày 20 tháng 9 năm 2006
Chức vụ: là thiếu tướng tình báo của Việt Nam
Phạm Xuân Ẩn (ngày 12 tháng 9 năm 1927 – ngày 20 tháng 9 năm 2006) tên thật Phạm Văn Thành là thiếu tướng tình báo của Việt Nam, có các biệt danh là X6, Trần Văn Trung hoặc Hai Trung.[1] Ông làm nhà báo và phóng viên cho hãng tin Reuters, tạp chí Time, tờ báo New York Herald Tribune, The Christian Science Monitor, v.v. Ngày 15 tháng 1 năm 1976, ông được Việt Nam phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân...
Năm sinh: 19 tháng 8 năm 1935
Năm mất: -
Chức vụ: là một chính khách Việt Nam
Phạm Văn Trà (sinh ngày 19 tháng 8 năm 1935) là một chính khách Việt Nam, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam (1976), ông mang quân hàm Đại tướng và từng là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Việt Nam từ năm 1997 đến năm 2006, Tổng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam (1995 - 1997), Ủy viên Bộ Chính trị khóa VIII, IX...
Năm sinh: 1939
Năm mất: -
Chức vụ: Là một tướng lĩnh cấp cao của Quân đội nhân dân Việt Nam
Phạm Thanh Ngân (sinh năm 1939) là một tướng lĩnh cấp cao của Quân đội nhân dân Việt Nam, quân hàm Thượng tướng. Ông từng là một phi công nổi tiếng với thành tích bắn hạ 8 máy bay Mỹ trong những cuộc không chiến trong Chiến tranh Việt Nam và được phong tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân năm 1969, nguyên Tư lệnh Quân chủng Không quân nhân dân Việt Nam (1989-1996). Ông từng giữ chức vụ Ủy viên Bộ Chính trị khóa VIII, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam từ năm 1998 đến năm 2001...
Năm sinh: 14 tháng 1 năm 1945
Năm mất: -
Chức vụ: là một chuyên gia kinh tế nổi bật của Việt Nam
Phạm Chi Lan (sinh ngày 14 tháng 1 năm 1945) là một chuyên gia kinh tế nổi bật của Việt Nam. Bà từng là Tổng Thư ký và Phó Chủ tịch của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, thành viên của Ban Nghiên cứu của Thủ tướng...
Năm sinh: 26/11/1962
Năm mất: -
Chức vụ: Uỷ viên Uỷ ban Tài chính-Ngân sách của Quốc hội; Chủ tịch HĐQT - Tổng Giám đốc tập đoàn Việt Á, Phó Chủ tịch Hiệp hội thiết bị điện Việt Nam
Uỷ viên Uỷ ban Tài chính-Ngân sách của Quốc hội; Chủ tịch HĐQT - Tổng Giám đốc tập đoàn Việt Á, Phó Chủ tịch Hiệp hội thiết bị điện Việt Nam...
Năm sinh: 5 tháng 8 năm 1968
Năm mất: -
Chức vụ: là một doanh nhân và tỷ phú người Việt Nam.
Phạm Nhật Vượng (sinh ngày 5 tháng 8 năm 1968 tại Hà Nội)[3][4][5][6] là một doanh nhân và tỷ phú người Việt Nam. Phạm Nhật Vượng hiện là Chủ tịch Hội đồng quản trị Vingroup. Ông được xem là tỷ phú đô la Mỹ đầu tiên trên sàn chứng khoán Việt Nam từ ngày 7 tháng 3 năm 2011 với giá trị tài sản lên đến khoảng 21.200 tỷ đồng Việt Nam tương đương 1 tỷ đô la Mỹ tại thời điểm đó...
Năm sinh: 1935
Năm mất: -
Chức vụ: là Bộ trưởng Bộ Giáo dục Việt Nam (từ 16-2-1987 đến 3-1990[1])
Phạm Minh Hạc (sinh năm 1935) nguyên là Bộ trưởng Bộ Giáo dục Việt Nam (từ 16-2-1987 đến 3-1990[1]).[2] Ông cũng nguyên là Viện trưởng Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam.[3] Ông là Giáo sư, Viện sĩ, Nhà giáo Nhân dân...
Năm sinh: 1955
Năm mất: .
Chức vụ: là một chính trị gia người Việt Nam
Phạm Vũ Luận (sinh năm 1955) là một chính...
Năm sinh: 1786
Năm mất: 1839
Chức vụ: là một danh sĩ sống ở giai đoạn cuối thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX.
Phạm Đình Hổ (chữ Hán: 范廷琥, 1768 - 1839), tự Tùng Niên (松年), Bỉnh Trực (秉直), bút hiệu Đông Dã Tiều (東野樵), biệt hiệu Chiêu Hổ tiên sinh (昭琥先生), là một danh sĩ sống ở giai đoạn cuối thế kỷ XVIII và đầu thế kỷ XIX...
Năm sinh: 1821
Năm mất: 1882
Chức vụ: là một đại thần triều nhà Nguyễn
Phạm Phú Thứ (chữ Hán: 范富庶; 1821–1882) [1], trước tên là Phạm Hào (khi đỗ Tiến sĩ, được vua Thiệu Trị đổi tên là Phú Thứ)[2], tự: Giáo Chi, hiệu Trúc Đường, biệt hiệu: Giá Viên; là một đại thần triều nhà Nguyễn, và là một trong số người có quan điểm canh tân nước Việt Nam trong những năm nửa cuối thế kỷ 19...
Năm sinh: 1883
Năm mất: 25 tháng 2 năm 1924)
Chức vụ: là nhà văn xã hội tiên phong của nền văn học mới Việt Nam hồi đầu thế kỷ 20
Phạm Duy Tốn (chữ Hán: 范維遜; 1883 –25 tháng 2 năm 1924) là nhà văn xã hội tiên phong của nền văn học mới Việt Nam hồi đầu thế kỷ 20. Trước khi trở thành một nhà văn, nhà báo, ông từng là thông ngôn ở tòa Thống sứ Bắc Kỳ. Truyện ngắn Sống chết mặc bay của ông được coi là truyện ngắn đầu tiên theo lối Tây phương của văn học Việt Nam. Ngoài tên thật Phạm Duy Tốn, ông còn viết với các bút danh Ưu Thời Mẫn, Đông Phương Sóc, Thọ An.[1] Một trong những người con của Phạm Duy Tốn là nhạc sĩ Phạm Duy (tên thật là Phạm Duy Cẩn)...
Năm sinh: 1916
Năm mất: 1988
Chức vụ: là nhà thơ, nhà giáo, và nhà khoa học xã hội Việt Nam.
Phạm Huy Thông (1916–1988) là nhà thơ, nhà giáo, và nhà khoa học xã hội Việt Nam...
Năm sinh: 28 tháng 11 năm 1926
Năm mất: 4 tháng 5 năm 2007
Chức vụ: làm công tác tuyên truyền và tham gia hoạt động văn học nghệ thuật.
Nhà thơ Phạm Hổ (28 tháng 11 năm 1926 - 4 tháng 5 năm 2007), bút danh Hồ Huy, sinh tại xã Thanh Liêm (nay là xã Nhơn An), Thị xã An Nhơn, tỉnh Bình Định. Anh trai ông là nhà văn Phạm Văn Ký và em trai là nhạc sĩ Phạm Thế Mỹ. Ông đỗ bằng Thành chung năm 1943. Sau Cách mạng Tháng Tám ông làm công tác tuyên truyền và tham gia hoạt động văn học nghệ thuật...
Năm sinh: 14 tháng 1 năm 1941
Năm mất: 4 tháng 12 năm 2007
Chức vụ: là một nhà thơ Việt Nam
Phạm Tiến Duật (14 tháng 1 năm 1941 – 4 tháng 12 năm 2007) là một nhà thơ Việt Nam với nhiều tác phẩm thơ tiêu biểu viết trong thời kỳ Chiến tranh Việt Nam...
Năm sinh: 1909
Năm mất: 1968
Chức vụ: là một nhà khoa học y khoa Việt Nam
Phạm Ngọc Thạch (1909-1968) là một nhà khoa học y khoa Việt Nam, giáo sư, tiến sĩ khoa học, nguyên Bộ trưởng Bộ Y tế trong Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa. Ông được Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam truy tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh năm 1997 vì các cống hiến trong lĩnh vực khoa học...
Năm sinh: 5 tháng 10 năm 1921
Năm mất: 27 tháng 1 năm 2013
Chức vụ: là nhạc sĩ, nhạc công, ca sĩ
Phạm Duy (5 tháng 10 năm 1921 – 27 tháng 1 năm 2013[2]), tên thật Phạm Duy Cẩn là nhạc sĩ, nhạc công, ca sĩ, nhà nghiên cứu âm nhạc lớn của Việt Nam. Ông được nhiều người (bao gồm những nhà nghiên cứu âm nhạc) đánh giá là một trong những nhạc sĩ lớn nhất của nền tân nhạc Việt Nam [3][4][5][6][7] với lượng sáng tác đồ sộ cũng như đa dạng về thể loại[5][8], trong đó có rất nhiều ca khúc trở nên kinh điển và quen thuộc với người Việt. Nhạc của ông thường sử dụng những yếu tố nền tảng của âm nhạc cổ truyền Việt Nam kết hợp với những kỹ thuật, cấu trúc của nhạc hàn lâm Tây phương, tạo nên một phong cách riêng với nhiều tác phẩm lớn có tính đột phá, giàu ảnh hưởng đối với các nhạc sĩ thuộc nhiều thế hệ...
Năm sinh: 12 tháng 1 năm 1930
Năm mất: -
Chức vụ: Là một nhạc sĩ nổi tiếng người Việt Nam
Phạm Tuyên (sinh ngày 12 tháng 1 năm 1930) là một nhạc sĩ nổi tiếng người Việt Nam, cựu Chủ tịch Hội Âm nhạc Hà Nội,[1] tác giả của bài hát "Như có Bác trong ngày đại thắng"...
Năm sinh: 5 tháng 8 năm 1934
Năm mất: 17 tháng 3 năm 2020
Chức vụ: là một nữ ca sĩ nổi tiếng
Thái Thanh (tên khai sinh: Phạm Thị Băng Thanh; 5 tháng 8 năm 1934 – 17 tháng 3 năm 2020 (11:50 am theo giờ California, 18 tháng 3 năm 2020 theo giờ Việt Nam)[1] được mệnh danh "Tiếng hát vượt thời gian"[2][3] – là một nữ ca sĩ nổi tiếng, được xem như một trong những giọng ca tiêu biểu nhất của tân nhạc Việt Nam. Bà đi hát và thành công từ năm 14 tuổi trong vùng kháng chiến, nổi tiếng cùng ban hợp ca Thăng Long của gia đình, trước khi chính thức lấy nghệ danh Thái Thanh từ thập niên 1950. Bà thường được coi như là "Đệ Nhất danh ca"[4][5][6] của dòng nhạc tiền chiến cũng như nhạc tình miền Nam giai đoạn 1954 – 1975, và tên tuổi của bà cũng đặc biệt gắn liền với các nhạc phẩm của nhạc sĩ Phạm Duy...
Năm sinh: 29 tháng 10 năm 1947
Năm mất: -
Chức vụ: là một ca sĩ nhạc vàng người Việt Nam ở hải ngoại
Thanh Tuyền (sinh ngày 29 tháng 10 năm 1947), là một ca sĩ nhạc vàng người Việt Nam ở hải ngoại, và là một trong những trụ cột của trung tâm Thuý Nga và ASIA ở hải ngoại từ những ngày đầu tiên thành lập. Bà đã trình bày thành công nhạc phẩm của nhiều nhạc sĩ như Mạnh Phát, Nguyễn Văn Đông, Lam Phương, Thanh Sơn, Khánh Băng, Trần Thiện Thanh, Minh Kỳ...
Năm sinh: 1942
Năm mất: 2014
Chức vụ: là cựu cầu thủ của đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam Cộng hòa
Phạm Huỳnh Tam Lang (1942 – 2014) là cựu cầu thủ của đội tuyển bóng đá quốc gia Việt Nam Cộng hòa, cựu huấn luyện viên trưởng Câu lạc bộ bóng đá Cảng Sài Gòn và đội tuyển Việt Nam[1]. Phạm Huỳnh Tam Lang được coi là một trong những trung vệ xuất sắc trong lịch sử bóng đá Việt Nam và châu Á...
Năm sinh: 1975
Năm mất: -
Chức vụ: là cựu cầu thủ bóng đá Việt Nam
Phạm Như Thuần (sinh 1975), quê Hải Dương, sinh ra và lớn lên Thanh Hóa, là cựu cầu thủ bóng đá Việt Nam, cựu tuyển thủ quốc gia Việt Nam...
Năm sinh: 16 tháng 10 năm 1976
Năm mất: -
Chức vụ: là một vận động viên thể dục thể hình Việt Nam
Phạm Văn Mách (sinh 16 tháng 10 năm 1976 tại Long Xuyên, An Giang) là một vận động viên thể dục thể hình Việt Nam. Anh hiện là vận động viên thể hình số một Việt Nam và là đương kim vô địch thể hình thế giới ở hạng cân 55 kg...
© Copyright 2021 - Họ Phạm Hồng Thái
Số lượng truy cập: 30428